Kinh nghiệm kinh doanh sữa bỉm dành cho người mới bắt đầu

Hàng ngày mình nghe rất nhiều cuộc điện thoại từ khách hàng khắp các nơi trên đất nước muốn tư vấn, hướng dẫn mở cửa hàng sữa, đại lý sữa. Sau đây mình xin chia sẻ một câu trả lời cho câu hỏi khá phổ biến, hi vọng có thể góp phần nào giúp mọi người có cái nhìn bao quát về kinh doanh mặt hàng sữa này.
Một cửa hàng kinh doanh sữa bỉm.
Mình là một đại lý bán buôn, bán lẻ sữa bỉm tại Hà Nội. Bên mình đã và đang phân phối sỉ lẻ cho các đại lý sữa trong khu vực từ Hà Tĩnh đổ ra. Chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm về mở đại lý sữa, mở cửa hàng sữa như sau:

Lượng vốn tối thiểu để nhập hàng: Tuỳ thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường của bạn nữa, theo mình, tình hình chung hiện nay, bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa 2 – 4lon, nó rơi vào khoảng gần 100 triệu. Sau đó, khi bạn xác định được dòng sữa nào bán chạy, lượng tiêu thụ cao thấp như nào, từ đó mà đầu tư cho cửa hàng số vốn bao nhiêu. Tất nhiên nếu bạn hướng tới bán buôn sữa thì lượng vốn tối thiểu phải rơi vào hàng tỉ.

Hình thức nhập hàng, chu kỳ nhập: Có 2 hình thức nhập hàng. 1 là bạn nhập hàng của nhà phân phối khu vực bạn đang ở, mỗi khu vực địa lý sẽ có 1 nhà phân phối độc quyền, nhà phân phối chính là đại lý uỷ quyền của công ty. Ví dụ, ở chỗ bạn sẽ có nhà phân phối abc, là nhà phân phối độc quyền của công ty vinamilk ở khu vực tỉnh bạn. 2 là nhập hàng của các đại lý trung gian. Khác nhau giữa 2 hình thức này.

+ Nhập hàng công ty: Từ đầu tháng đến cuối tháng bạn nhập hàng, thông thường bạn sẽ phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng từ đầu tháng, ứng với mỗi chỉ tiêu là một mức trả thưởng hoặc chiết khấu, sẽ được trả vào cuối tháng. Vì nhà phân phối thường chỉ phân phối độc quyền cho một hãng.

+ Nhập hàng đại lý: Bạn thích lấy bao nhiêu cũng được, mỗi lần lấy hàng bạn lấy nhiều thì chiết khấu sẽ càng cao. Họ sẽ chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng cho bạn, không chờ đợi cuối tháng mới chiết khấu như công ty nữa, như vậy vốn của bạn sẽ không bị tồn đọng. Vì đại lý (nhà bán sỉ) thường phân phối cho nhiều hãng cùng một lúc, họ không bị ràng buộc bởi công ty sản xuất.

– Bán nhiều loại hay một loại thì tốt hơn: Bán mình sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa thôi. Ví dụ: chuyên sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua, phô mai… Gì chứ vấn đề ăn uống của con cái rất quan trọng, phụ huynh nào cũng muốn mua ở nơi uy tín, chuyên sữa, sẽ yên tâm hơn. Đó là tâm lý chung.

– Bán sữa của hãng nào thì tốt nhất: Tốt có 3 nghĩa, tốt cho việc kinh doanh của bạn, chất lượng sữa tốt và lượng tiêu thụ tốt. Lượng tiêu thụ tốt tức là hãng sữa bán được nhiều, nhiều nhất thì mang tính tương đối, mình sẽ kể ra một số dòng bán chạy, hiện nay đó là dielac của Vinamilk, Friso gold, Enfa a+, Abbott. Chất lượng sữa tốt thì hãng nào sữa cũng tốt, và tiền nào của nấy, sữa giá thấp như Vinamilk thì hàm lượng dinh dưỡng vừa phải, sữa giá cao như Abbott thì hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, nhưng suy cho cùng, sữa tốt hay không phụ thuộc vào cơ địa của bé, có bé hợp, bé không, giống như đồ ăn, đồ ăn ngon hay không phụ thuộc vào sự thẩm định của chính người ăn, người thấy ngon, người không. Và tốt cho việc kinh doanh của bạn là sữa bán được chiết khấu cao và nhiều người mua. Đây mới là cái tốt mà người kinh doanh nào cũng muốn hướng đến.
Mô hình trưng bày mẫu cho cửa hàng kinh doanh sữa bỉm
– Mình có phải đầu tư thêm trang thiết bị gì không: Bạn nên đầu tư thêm thiết bị quản lý bán hàng. Vì sữa là mặt hàng tiêu dùng có giá khá cao, lại có hạn sử dụng, có loại thì 2-3 năm, có loại chỉ có 1 năm rưỡi, nhất là sữa tươi và sữa chua ngày hết hạn (date) rất ngắn, có khi nhiều hàng quá bạn không kiểm soát được phải sử dụng đến máy móc để báo date sắp hết. Ngoài ra hãy chuẩn bị quầy kệ và tủ lạnh, tủ đông phù hợp với cửa hàng nữa nhé. Bạn nên thực hiện việc sắp xếp hàng hóa khoa học và luôn tuân thủ nguyên tắc hàng nhập trước thì phải sắp xếp làm sao để bán ra trước.

– Quầy kệ công ty có hỗ trợ không: Nếu bạn là điểm bán hàng của trực tiếp công ty thì có. Họ sẽ hỗ trợ bạn tủ đông tủ lạnh, quầy kệ, bảng biển, thậm chí là mái hiên. Nhưng với điều kiện bạn phải đảm bảo cho họ 1 mức doanh số nào đó. Vấn đề này hơi khó khăn với những người mới kinh doanh, vì chưa xác định đựơc doanh số mình có thể bán ra để mà đảm bảo nhập được đủ hàng cho họ. Nên trước tiên bạn nên chủ động tự thiết kế cho mình.

– Thắc mắc nhất là về lợi nhuận: Vấn đề này hãy để máy móc lo. Bạn nên lắp đặt các thiết bị bán lẻ và phần mềm quản lý bán hàng. Máy sẽ tính cho bạn mọi vấn đề về doanh thu, lợi nhuận, hàng tồn kho…. Sữa là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên (tiêu dùng nhanh), cho nên bạn không cần phải quá ngạc nhiên khi biết tỉ suất lợi nhuận trên lon sữa rất ít, chỉ vài chục, có khi vài nghìn đồng mà thôi. Nhưng nó lại được mua thường xuyên trong tháng nên nếu biết cách kinh doanh, bạn vẫn có lợi nhuận cao, nhất là khi mà các gia đình bây giờ, chẳng có em bé nào là không uống sữa, dù giàu hay nghèo. Nên để lợi nhuận cao bạn cần hướng đến việc quay vòng hàng bán càng nhanh càng tốt.

- Phần mềm tính tiền giúp kiểm soát kinh doanh: Tôi giới thiệu bạn phần mềm tính tiền miễn phí dành cho cửa hàng kinh doanh sữa bỉm của Dân Trí Soft mà hàng ngàn cửa hàng tin dùng, giúp bạn tiết kiệm được chi phí, bạn đăng ký để nhận link download và hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bá hàng miễn phí:
Hi vọng những thông tin trên đã giúp ích được phần nào cho kế hoạch kinh doanh của bạn!

Theo uatkimhuong229
lamchame.com
0 Nhận xét